Giảm 10% cho đơn hàng đầu tiên
Miễn phí vận chuyển và hoàn tiền trong 30 ngày
Thương hiệu gia dụng đến từ Đức. Lebenlang được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu.

13 SAI LẦM KHIẾN ĐỒ GIA DỤNG CHÓNG HỎNG

Thứ Hai, 08/04/2024
Lebenlang
13 SAI LẦM KHIẾN ĐỒ GIA DỤNG CHÓNG HỎNG

1. Không đổ nước thừa khỏi bàn là sau mỗi lần sử dụng

13 sai lầm khiến đồ gia dụng chóng hỏng

Sai lầm này sẽ khiến gỉ sét hình thành bên trong bàn là. Ngoài ra, khi dùng bàn là, bạn nên sử dụng nước lọc để ngăn cặn vôi tích tụ.

Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần đổ hết nước thừa, vệ sinh bình chứa để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn, tránh nấm mốc. Nếu bảo dưỡng bàn là đúng cách, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của chúng một cách đáng kể.

2. Lót giấy bạc/nhôm ở đáy lò nướng

Một số người nghĩ rằng lót đáy lò bằng giấy nhôm là cách hoàn hảo để bảo vệ lò và không phải lau chùi sau mỗi lần sử dụng. Nhưng trong thực tế, nó có thể khá nguy hiểm. Giấy bạc hoặc giấy nhôm không chỉ phản xạ nhiệt khiến thức ăn bị nóng quá mức mà còn có thể đốt cháy các bộ phận làm nóng của lò.

3. Không làm sạch cặn bẩn máy pha cà phê

Nếu bạn không vệ sinh máy thường xuyên, chúng có thể bị hỏng, thậm chí ảnh hưởng đến hương vị cà phê của bạn. Bất kể thương hiệu và kiểu máy, thiết bị này yêu cầu vệ sinh vài tháng một lần. Bạn cần làm sạch cặn bẩn, loại bỏ dầu và cặn cà phê. Điều này càng quan trọng hơn với những phần chứa nước của máy bởi chúng có thể đang chứa nước cứng (nước có nhiều khoáng chất gây đóng cặn).

Bạn có thể làm sạch máy với axit citric, giấm trắng hoặc sản phẩm tẩy cặn bán sẵn. Tuy nhiên, bạn cần pha giấm và axit citric với nước theo tỷ lệ ghi trên nhãn của máy pha cà phê.

4. Mở cửa lò vi sóng đang chạy

Khi mở cửa trong khi lò vi sóng đang hoạt động, bạn đã làm gián đoạn mạch nguồn và can thiệp vào hoạt động chính xác của toàn bộ hệ thống lò vi sóng, khiến lò chóng bị hỏng.

5. Cho những đồ quá nặng vào lò vi sóng

13 sai lầm khiến đồ gia dụng chóng hỏng - 1

Không phải ai cũng đọc hướng dẫn sử dụng và biết giới hạn trọng lượng của đĩa quay vi sóng. Khi bạn cho đồ quá nặng vào lò sẽ làm ảnh hưởng tới các chức năng của lò.

6. Không làm sạch máy xay ngay sau khi sử dụng

Không rửa máy xay thực phẩm, máy ép trái cây, máy xay cầm tay… sau khi sử dụng, các mảnh vụn thức ăn có thể bị kẹt ở những nơi khó tiếp cận. Theo thời gian, điều này có thể làm hỏng cơ chế của máy xay sinh tố và làm mòn các lưỡi dao, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng cũ để làm sạch các khu vực khó tiếp cận trên máy, ngâm phần bình xay (không chứa động cơ) của máy với nước ấm để loại bỏ cặn thức ăn dễ hơn. Bạn dùng nước rửa bát để làm sạch hoàn toàn các bộ phận này.

7. Lắc máy nướng bánh mì lên để loại bỏ các mảnh vụn

Các mảnh vụn bánh mì thường tích tụ bên trong máy nướng sau mỗi lần sử dụng, ảnh hưởng đến công năng thiết bị và có thể dẫn đến cháy nổ. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen loại bỏ mảnh vụn bằng cách lật ngược thiết bị và lắc mạnh. Cách làm này sẽ khiến các mảnh vụn có thể mắc kẹt trong các bộ phận làm nóng.

Thay vào đó, bạn nên rút phích cắm của máy, kéo khay nướng là nơi chứa nhiều vụn bánh nhất để làm sạch. Dùng bàn chải hoặc cọ sơn quét sạch những phần vụn bánh còn sót lại.

8. Không thay thế bộ lọc máy hút mùi đúng hạn

Bộ lọc máy hút mùi được thiết kế để hấp thụ hơi nước dư thừa, ngăn chặn dầu mỡ, các mảnh thức ăn làm tắc nghẽn lỗ thoát hơi, giúp nhà bếp sạch sẽ và không có mùi khó chịu. Tùy thuộc vào kiểu máy hút mùi và tần suất sử dụng, bạn nên thay bộ lọc từ 6 đến 8 tháng một lần. Máy hút mùi càng tiếp xúc nhiều dầu mỡ và hơi nóng càng nên được thay mới bộ lọc thường xuyên hơn.

9. Rửa sạch bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát

Hầu hết các máy rửa bát đều có cảm biến phát hiện độ bẩn của bát đĩa và điều chỉnh tia nước phù hợp. Vì vậy, nếu bạn rửa trước bát đĩa của mình, bạn có thể đang “đánh lừa” máy rửa bát rằng nó chỉ cần rửa ở mức nhẹ nhàng nhất.

10. Không sử dụng chất trợ rửa cho máy rửa bát

Máy rửa bát có ngăn đựng sản phẩm hỗ trợ rửa bát giống như máy giặt. Nhưng nhiều người nghĩ rằng chỉ cần sử dụng chất tẩy rửa là đủ. Điều này không đúng vì các thành phần trong chất trợ rửa giúp giảm sức căng bề mặt của nước. Nhờ đó, nước ít đọng lại trên bát đĩa hơn, dẫn đến bát đĩa có ít vết bẩn hơn.

11. Chạy máy rửa bát khi nó mới đầy một nửa

Nước rửa bát có thể gây hại cho bát đĩa và khi máy rửa bát của bạn chỉ đầy một nửa, nước rửa bát sẽ nhắm vào chính bát đĩa chứ không chỉ cặn thức ăn. Chạy máy rửa bát chỉ đầy một nửa cũng không tốt cho môi trường vì máy tiêu thụ cùng một lượng nước và năng lượng bất kể số lượng bát đĩa bên trong đầy hay vơi. Vì vậy, bấm máy khi máy đã đầy bát đĩa giúp bạn tiết kiệm nước, năng lượng hơn.

12. Không làm sạch bộ lọc của máy sấy tóc

13 sai lầm khiến đồ gia dụng chóng hỏng - 2

Mỗi máy sấy tóc đều có lỗ thông hơi, lọc để bảo vệ tóc khỏi bộ phận làm nóng bên trong và ngăn bụi xâm nhập vào thiết bị. Khi lỗ thông hơi bị tắc, không khí sẽ không thể lưu thông, khiến máy sấy tóc của bạn quá nóng.

Bạn vệ sinh máy sấy tóc bằng cách rút phích cắm và tháo bộ lọc khỏi lỗ thông hơi phía sau. Rửa nó dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn và đảm bảo nó đã khô hoàn toàn trước khi lắp lại vào thân máy. Tùy thuộc tần suất làm khô tóc của bạn, hãy làm sạch bộ lọc từ một lần một tuần đến ba tuần một lần.

13. Đặt máy lọc không khí không đúng chỗ

Hầu hết mọi người có xu hướng đặt máy lọc dựa vào tường hoặc trong một góc. Tuy nhiên, máy lọc không khí phải được đặt cách xa các bức tường và trong trường hợp máy lọc có hình trụ, bạn phải đặt nó càng gần trung tâm phòng càng tốt, giúp máy có không gian để lấy không khí bẩn và đẩy không khí sạch ra ngoài.

Từ khóa: lebenlang mẹo vặt đồ gia dụng đồ gia dụng thông minh
Viết bình luận của bạn
Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ